Nền gạch sau một thời gian sẽ bị hư hại và cũ đi. Trong trường hợp này bạn có thể lát gạch mới trên nền gạch cũ để làm mới căn nhà. Hoặc bạn có thể cạy lớp gạch này lên để lát lại tùy vào trường hợp. Nhưng thông thường cách lát một lớp gạch mới trên nền gạch cũ sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hơn. Cách lát gạch mới trên nền gạch cũ tại Quảng Trị – Bạn đã biết chưa?
Lý do phải lát lại gạch cho nền nhà
Theo thời gian sử dụng, nền nhà của bạn có thể bị xuống cấp
Bạn đang có ý định tu sửa nền nhà?
Bạn đang đau đầu vì tình trạng nền gạch bị nứt gãy và chưa tìm ra giải pháp hiệu quả để xử lý?
Tất nhiên việc cần làm đó là cải tạo lại nền nhà. Nhưng bạn ngần ngại khi phải phá bỏ toàn bộ nền nhà để ốp lát lại? Đây là phương pháp có tính khả thi cao, dễ thực hiện, hiệu quả sử dụng cao và giảm thiểu chí phí tối đa. Tuy nhiên nếu không am hiểu rõ về lĩnh vực này, bạn nên giao cho các đơn vị cải tạo nền nhà chuyên nghiệp. Giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có khi tiến hành thi công.
Vì sao nên lát gạch trên nền gạch cũ
Việc tận dụng lát gạch mới trên nền gạch cũ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến các rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số lý do vì sao nhiều người lựa chọn phương án này:
1. Tiết kiệm chi phí
- Chi phí nhân công: Không cần phải đục bỏ gạch cũ, vận chuyển xà bần, xử lý bề mặt nền… giúp giảm đáng kể chi phí thuê nhân công.
- Chi phí vật liệu: Không tốn chi phí mua vật liệu để làm lớp nền mới.
- Thời gian thi công: Rút ngắn thời gian thi công, giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện công trình và tiết kiệm chi phí phát sinh.
2. Tiện lợi và nhanh chóng
- Không ảnh hưởng đến kết cấu: Tránh được việc đục phá gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình, đặc biệt là với những ngôi nhà cũ.
- Giảm thiểu bụi bẩn: Hạn chế tối đa bụi bẩn, tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công.
- Phù hợp với nhiều không gian: Có thể áp dụng cho nhiều không gian khác nhau, từ nhà ở, văn phòng đến các công trình công cộng.
3. Thẩm mỹ
- Đa dạng lựa chọn: Vẫn có thể lựa chọn nhiều mẫu gạch mới với màu sắc, kiểu dáng đa dạng để tạo nên không gian sống theo ý muốn.
- Tạo điểm nhấn: Kết hợp gạch mới và gạch cũ (nếu một phần nền gạch cũ vẫn còn tốt) để tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian.
Dưới đây là cách lát gạch mới trên nền gạch cũ tại Quảng Trị – Bạn đã biết chưa?
Quy trình lát gạch mới trên nền nhà cũ đẹp, hiệu quả
1. Cách vệ sinh trước khi lát gạch mới
Nếu lớp nền gạch của bạn bị vỡ, bong gạch nhiều. Những viên gạch còn lại cũng bám dính không tốt. Thì bạn nên cạy hết lớp gạch lát và đục toàn bộ phần vữa trát lớp nền để thi công lại từ đầu. Điều cần lưu ý là nền phải đầm kỹ và làm phẳng. Phải có độ dốc 0.5-2% để khi cọ rửa nước có thể thoát dễ dàng. Khi cán vữa lên trên phải phủ kín và tạo một độ dốc tương đối để thoát nước khi cần rửa nền nhà, trước khi lát gạch.
2. Phương án lát theo tình trạng thực tế của nền
- Nếu nền cũ còn bám vững chắc. Bạn có thể làm vệ sinh mặt nền để tạo độ bám với lớp vữa cán.
- Đổ trực tiếp lên trên rồi lát gạch mới. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến nền nhà cao lên và khoảng cách giữa nền và trần nhà sẽ bị thu hẹp lại. Cho nên tùy vào thiết kế nhà và độ cao của trần nhà.
- Từ đó mà bạn chọn cách lát nền cho phù hợp.
- Khi không đục gạch cũ ra để cán vữa trực tiếp lên.
- Nếu có chỗ nào bong tróc phải gia cố bằng cách đắp chèn cho vững chắc trước khi tiến hành lát lớp vữa và gạch mới.
3. Sử dụng keo dán gạch
Một cách khác là sử dụng keo dán gạch rất thông dụng trên thị trường hiện nay. Loại này có thể thực hiện nhanh gọn, sạch và thuận tiện cho việc lát gạch mới ngay trên nền cũ.
- Để thực hiện, cần làm vệ sinh mặt gạch cũ, không bị bụi, dầu mỡ, vết bẩn bám. Để độ kết dính giữa gạch và keo tốt hơn.
- Sau đó đổ keo ra và cào đều một lớp khoảng 3-5 mm rồi dán gạch mới lên. Bột chà có loại chuyên sử dụng cho thi công dán keo để hoàn thiện mặt nền. Có người quan niệm, lát các viên gạch thật sít vào nhau thì mặt nền trông sẽ đẹp hơn. Thực ra, nhiều công trình lại chừa đường ron khá lớn, từ 5-8 mm và lấy đường ron hiện rõ nét này như một cách trang trí cho mặt nền.
Hướng dẫn cách bảo vệ để tránh phải gỡ gạch lát lại nền nhà
- Vệ sinh bề mặt thường xuyên là cách để bảo vệ sàn nhà
- Không đi giày dép vào trong nhà, đặc biệt là các loại giày cao gót đế cứng. Bạn có thể lựa chọn một số loại dép mềm để đi trong nhà
- Vệ sinh bề mặt sàn nhà thường xuyên bằng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn sẽ ảnh hưởng tới bề mặt sàn
- Nên sử dụng lót cao su cho các đồ vật trong nhà từ tủ, kệ hoặc chân giường
- Đối với các phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy nên sử dụng các miếng lót dạng đệm; mút xốp bọc vào chân trống khi đặt trong nhà
- Khi di chuyển các đồ nội thất cần nâng chúng lên khỏi mặt sàn chứ tuyệt đối không được kéo lê trên bề mặt
Rủi ro khi lát gạch mới trên nền gạch cũ không đúng kỹ thuật
Nhiều người thắc mắc, lát gạch mới trên nền gạch cũ có sao không? Câu trả lời là CÓ. Việc lát gạch mới trên nền gạch cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà gia chủ cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu không được xử lý đúng kỹ thuật, công trình của bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
- Bong tróc gạch: Đây là sự cố thường gặp nhất khi lát gạch mới trên nền gạch cũ. Nguyên nhân chủ yếu là do độ bám dính kém giữa hai lớp gạch. Bề mặt gạch cũ thường trơn bóng, không thấm hút, khiến keo dán gạch khó bám chắc. Ngoài ra, lớp vữa cũ yếu hoặc nền nhà bị ẩm cũng góp phần gây ra bong tróc. Hậu quả là gạch mới sẽ bị bong tróc, nứt vỡ, gây mất thẩm mỹ và nguy hiểm cho người sử dụng.
- Nứt nẻ gạch: Gạch mới và nền gạch cũ thường có sự co ngót, giãn nở khác nhau khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi. Điều này dẫn đến hiện tượng nứt nẻ trên bề mặt gạch mới. Các vết nứt này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho nước thấm vào, gây hư hại kết cấu nền.
- Tăng chiều cao nền: Lớp gạch mới sẽ làm tăng chiều cao nền, ảnh hưởng đến kết cấu cửa, bậc tam cấp và không gian tổng thể.
- Gây ẩm mốc: Độ ẩm tích tụ giữa hai lớp gạch tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh.
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Kỹ thuật Thi Công Ốp Lát Nền gạch đạt chuẩn
Trên đây là cách lát gạch mới trên nền gạch cũ tại Quảng Trị – Bạn đã biết chưa?